CƠ SỞ NHỊP CẦU

Tên: CƠ SỞ NHỊP CẦU
Địa chỉ: 303B Đường 91B, Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 07103 838.427
Fax: chờ cập nhật
Email: hongngabuithi@gmail.com
Website: nhipcaufoundation.com
Tên doanh nhân: Bùi Thị Hồng Nga
Chức vụ: Giám Đốc
Lĩnh vực kinh doanh: Thủ công mỹ nghệ _ dừa
Giới thiệu:
Thông tin về dự án kinh doanh
Cơ Sở Nhịp Cầu được hình thành từ 1-11-2002, nhằm thực hiện dự án thí điểm, tự hiến nghề cho người đồng cảnh, miễn phí toàn bộ từ học nghề, chi phí ăn, ở và dụng cụ, từ nguồn kinh phí do thực hiện các dự án và một phần kinh phí từ Sở LĐTBXH TP Cần Thơ và các mạnh thường quân trong và ngoài nước.
Các loại hàng hiện có tại Cơ Sở Nhịp Cầu:
Hàng thủ công mỹ nghề bằng nguyên liệu dừa: dụng cụ nhà bếp, hàng lưu niệm, đặc biệt là nhận sản xuất hàng theo yêu cầu
Các loại nón lá……..
A. THỜI KỲ THÍ ĐIỂM DẠY NGHỀ MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT (9 tháng)
I.Thời gian: 1/11/2002.
Địa điểm: 262A Tầm Vu, Hưng Lợi, Thành Phố Cần Thơ (2 tháng)
Nguồn kinh phí: vận động 3 triệu đồng của bạn bè chị Phạm Thị Thu Trang - Trưởng chi nhánh Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Prudential Cần Thơ.
Dạy cho 10 học viên nam khuyết tật.
Thầy dạy: Nguyễn Trường Hào.
II.Thời gian: 1/1/2003
Địa điểm:Trung tâm hướng nghiệp trẻ mồ côi - Trường Đại Học Cần Thơ khu 2
Chương trình Heifer - Việt Nam. Thầy Châu Bá Lộc (1/2/2003)
Lý do: không tìm ra nguồn kinh phí để tiếp tục dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật (NKT) nên viết thư ngỏ nhờ thầy Châu Bá Lộc cưu mang 10 em trong 1 tháng. Thầy đã giúp đỡ nơi ăn, chốn ở, nguyên vật liệu, máy móc để hỗ trợ việc dạy nghề.
III.Thời gian: 15/2/2003.
Địa điểm: 262A Tầm Vu, Hưng Lợi, Thành Phố Cần Thơ (3 tháng 1 tuần)
Nguồn kinh phí: tự vận động: 23.008.300đ (hai mươi ba triệu không trăm lẻ tám ngàn ba trăm đồng)
Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội cấp: 9.100.000đ (Chín triệu một trăm ngàn)
IV. Thời gian: 22/6/2003 – 30/8/2003: chấm dứt dự án thí điểm.
Kinh phí: nguồn hàng bán được.
Địa điểm: 95A/4, ấp Thới Nhật, xã An Bình, Tp Cần Thơ
Do ông Đỗ Thành Thụy (mạnh thường quân) cho mượn căn nhà thành lập Cơ sở Nhịp Cầu.
B.THỜI KỲ CHÍNH THỨC: Thực hiện dự án Cơ Sở Nhịp Cầu – Dạy nghề thủ công mỹ nghề bằng nguyên liệu dừa cho người khuyết tật. Đây là dự án đạt giải Ngày Sáng Tạo VN 2003 do Ngân Hàng Thế Giới tổ chức và được Quỹ Canada tài trợ 10.000USD.
Thời gian: 15/9/2003 – 3/4/2005: đào tạo 3 khoá, mỗi khoá 6 tháng (15/9/03 đến 15/3/05), tổng cộng đã đào tạo 38 học viên thuộc 7 đơn vị: Tp Cần Thơ (14), Đồng Tháp (7), Hậu Giang (7), Vĩnh Long (3), Sóc Trăng (3), Kiên Giang (2), Bạc Liêu (1)
Kinh phí: (1) + (2) + (3): 247.456.000đ (Hai trăm bốn mươi bảy triệu bốn trăm năm mươi sáu ngàn).
- Từ Quỹ Canada:
+ 10.000USD tương đương 155.395.000 VND
+ Được bổ sung vào thời kỳ cuối chuyển sang sản xuất 31.000.000 VND
Tổng cộng: 186.395.000 VND (1)
- Từ nguồn tự vận động: 33.811.000 VND (2)
- Từ nguồn Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Tp Cần Thơ : 27.250.000 VND (3)
Kết quả:
Kết quả tốt nghiệp: 28 em loại Giỏi (74%); 6 em loại Khá (16%); 4 em loại Trung bình (10,5%).
Sự tham gia của phụ nữ là 18/46, chiếm 39,2%.
Đã giải quyết việc làm cho các công nhân khuyết tật sau khi khoá dạy nghề kết thúc 3-4-2005 đến 20-5-2006 thì ngưng hoạt động vì Cơ sở nằm trong vùng qui hoạch của thành phố Cần Thơ nên phải di dời.
C. THỜI KỲ NÂNG CẤP: Thực hiện dự án Nâng Cao Kỹ Năng Thủ Công Mỹ Nghệ bằng Nguyên Liệu Dừa cho Người Khuyết Tật tại Tp Cần Thơ từ 01/06/2009 – 01/06/2011 do Quỹ Ford tài trợ. Mục tiêu chung dự án nhằm tạo thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ bằng nguyên liệu dừa cũng như đảm bảo và nâng cao thu nhập cho công nhân khuyết tật.
Nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ của người khuyết tật làm ra về thiết kế mẫu mã, bao bì, và nâng cao tay nghề.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nâng cao đời sống cho người khuyết tật về mọi mặt.
Nâng cấp để Cơ Sở Nhịp Cầu trở thành một điểm du lịch thu hút khách đến tham quan và mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Kết quả đạt được của dự án
Về mặt xã hội:
Giúp người khuyết tật tự tin vào tiềm năng của mình, tự tạo ra thu nhập để đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản, cũng như các chi phí phát sinh do bịnh tật.
Giúp họ giao tiếp với bạn đồng cảnh và cộng đồng xung quanh.
Giúp họ tự khẳng định mình: họ có thể trở thành người hữu ích, đóng góp cho xã hội như những người không khuyết tật. Họ rất cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội.
Về mặt giáo dục:
Nâng cao nhận thức xã hội đối với NKT. Phá vỡ 2 rào cản làm NKT khó hoà nhập cộng đồng:
+ Nhận thức phiến diện, sai lệch, thấp kém về NKT từ cộng đồng và cả từ phía bản thân NKT.
+Một môi trường sống, học tập và làm việc không tiếp cận được như: sông ngòi, cầu khỉ, nhà vệ sinh trên sông, bến tàu, bến xe, tam cấp, cầu thang, toilet sát mặt đất, nền nhà trơn, không bằng phẳng…
Một môi trường tiếp cận tốt, một cơ hội dạy nghề tốt giúp NKT có thể học và làm việc có hiệu quả nếu được bố trí công việc thích hợp, họ có thể vượt qua mọi trở ngại bản thân, phát huy tiềm năng sẳn có.
Về mặt kinh tế:
Giải quyết nhu cầu đào tạo lao động lành nghề, hạ tỉ lệ thất nghiệp, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế xã hội, giảm chi tiêu phúc lợi xã hội cho NKT.
Xoá đói giảm nghèo: dự án góp phần giải quyết vấn nạn thất nghiệp ở địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách trực tiếp. Đây là dự án tiêu biểu có hiệu quả đầu tiên về NKT tại Đồng Bằng Sông Cửu Long góp phần tham gia chủ trương xoá đói giảm nghèo của chính phủ cũng như toàn cầu.
3. Tác động của dự án đến địa phương và các đối tượng hưởng lợi
Được Sở LĐTB & Xã Hội Tp Cần Thơ hỗ trợ tiền ăn và tiền dạy cho giáo viên.
Được Ban Giám Đốc siêu thị Coopmart Cần Thơ hỗ trợ gian hàng miễn phí để tiêu thụ sản phẩm.
Môi trường học tập và làm việc tương trợ, tiếp cận cho NKT
Sinh hoạt nhóm đồng đẳng, nâng cao tinh thần “phê và tự phê”
Đối tượng hưởng lợi của dự án là 36 học viên và 9 nhân viên NKT cùng gia đình của họ. Tổng số hưởng lợi là 46 người trong đó có 14 nữ: 30.4%
